Danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam vang bóng một thời

Nếu để chọn ra những cái tên nổi bật nhất trong danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam từ trước đến nay thì nhiều fan hâm mộ có lẽ sẽ nghĩ đến Công Vinh, Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Minh,… Những cầu thủ có lối chơi cực kỳ thông minh và đậm chất kỹ thuật, luôn biết cách tạo nên những khoảnh khắc bùng nổ. Vậy họ xuất sắc đến dường nào, hãy cùng Fun88vie tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

the-he-vang-bong-da-viet-nam

Thế hệ vàng bóng đá Việt Nam

Thế hệ vàng bóng đá Việt Nam

Lê Huỳnh Đức

Không ai có thể phủ nhận Lê Huỳnh Đức là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Thời kỳ đỉnh cao, Lê Huỳnh Đức là số 1, là chân sút chủ lực của CLB Công An TP HCM lẫn ĐT Việt Nam. Khi bóng đá nước nhà lên chuyên nghiệp, anh cũng là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài thi đấu.

Thậm chí, cựu tiền đạo sinh năm 1972 đã khẳng định vị trí số một của mình trong danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam nhờ thành tích lẫy lừng trên sân cỏ cả tư cách cầu thủ lẫn huấn luyện viên.

Huyền thoại bóng đá Việt Nam, Lê Huỳnh Đức là “của hiếm” khó tìm. Anh được giới chuyên môn gọi là “Target man” – một tiền đạo mục tiêu cổ điển, một chuyên gia trong vòng cấm. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, đội tuyển Việt Nam không thiếu những cầu thủ nhỏ con, nhanh nhẹn và có kỹ thuật cá nhân khéo léo. Tuy nhiên, Huỳnh Đức lại là một tiền đạo của hiếm, độc lạ với bộ kỹ năng biến hóa đa dạng.

the-he-vang-bong-da-viet-nam-le-huynh-duc

Lê Huỳnh Đức

Cầu thủ của Công An TP HCM có đầy đủ tố chất của một tiền đạo xuất sắc. Anh là người có thể hình vượt trội nhất trong thế hệ vàng đầu tiên khi bóng đá Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập.

Huỳnh Đức có tốc độ, sức càn lướt, khả năng dứt điểm bằng cả hai chân, không chiến siêu hạng và khả năng đánh hơi bàn thắng. Sự đa năng giúp anh trở thành chân sút số một Việt Nam trong nhiều năm, 3 lần giành danh hiệu Quả bóng vàng (1995, 1997, 2002) và ghi hàng loạt bàn thắng làm thay đổi cục diện trận đấu.

Đỉnh cao đầu tiên của Lê Huỳnh Đức đến vào năm 1995, khi anh giành được danh hiệu quốc gia. Cũng trong năm đó, Huỳnh Đức cùng các đồng đội trong đội tuyển Việt Nam giành HCB SEA Games 18, cột mốc tạo nên “Thế hệ vàng bóng đá Việt Nam” đầu tiên.

Năm 2002, Huỳnh Đức hoàn thành cú hat-trick Quả bóng vàng Việt Nam ở tuổi 30 sau kỳ Tiger Cup mà anh được coi là cầu nối giữa thế hệ cũ và thế hệ mới gồm những cái tên như Văn Quyến, Minh Phương, và Tài Em.

Lê Công Vinh

the-he-vang-bong-da-viet-nam-le-cong-vinh

Lê Công Vinh

Huyền thoại bóng đá Việt Nam, Lê Công Vinh là cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của bóng đá nước nhà. Tiền đạo người xứ Nghệ bắt đầu sự nghiệp của mình từ năm 2003 và từ đó dần khẳng định được tên tuổi và tài năng xuất chúng ở vị trí tiền đạo.

Trong màu áo đội tuyển Việt Nam, Lê Công Vinh đã ghi được 51 bàn thắng sau 14 năm cống hiến. Anh giành được danh hiệu vô địch AFF Cup 2008, huy chương bạc SEA Games 2003 và SEA Games 2005 và còn giành được nhiều giải thưởng cá nhân cao quý như Cầu thủ xuất sắc nhất V-League 2004, 2006, 2007, và 2009. Anh cũng được xếp vào danh sách “100 cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á mọi thời đại” của tờ nhật báo nổi tiếng Four-Four-Two.

Trong sự nghiệp thi đấu cấp độ CLB, Lê Công Vinh cũng có những thành tích rất đáng nể. Anh giành được nhiều danh hiệu vô địch V-League với CLB Hà Nội FC và cũng từng có cơ hội được chinh chiến tại môi trường bóng đá đỉnh cao Bồ Đào Nha.

Nguyễn Hồng Sơn

Trong bất kỳ một bảng xếp hạng nào, không ai có thể loại Nguyễn Hồng Sơn ra khỏi danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam xuất sắc nhất mọi thời đại.

Cựu cầu thủ Thể Công sinh năm 1970 có sự nghiệp lẫy lừng khi thi đấu giai đoạn từ năm 1988 đến 2004. Hồng Sơn giành hai Quả bóng vàng 1998 và 2000, Vua phá lưới mùa giải 1990, Cầu thủ xuất sắc nhất Tiger Cup 1998, và một lần được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất tháng của châu Á. Hồng Sơn đã cùng Thể Công giành 2 chiếc Cúp vô địch quốc gia vào các năm 1990, 1998 và Siêu cúp 1998.

Trong đoàn quân áo lính lúc đó có nhiều danh thủ cũng cực kỳ xuất sắc như Công Tuyền, Việt Hoàng, Mạnh Cường nhưng cầu thủ số 8 vẫn là nhạc trưởng, linh hồn trong lối chơi của đội bóng. Hồng Sơn thường xuyên khiến khán giả phấn khích với kỹ năng chuyền bóng cho đồng đội mà không cần nhìn, thậm chí khi quay lưng anh vẫn chuyền đúng địa chỉ.

huyen-thoai-bong-da-viet-nam-nguyen-hong-son

Nguyễn Hồng Sơn

Hồng Sơn khoác áo ĐT Việt Nam từ năm 1993 đến 2001, ra sân 48 trận, ghi 16 bàn. Anh cùng đội tuyển giành 2 HCB SEA Games 1995 và 1999, HCB Tiger Cup 1998. Rõ ràng, Hồng Sơn không thể so bì với Công Vinh hay Lê Huỳnh Đức về số bàn thắng cho ĐTQG nhưng chính “Sơn công chúa” là cầu thủ đã truyền cảm hứng cho rất nhiều CĐV trong những năm đầu bóng đá Việt Nam hội nhập khu vực.

Chơi ở vị trí tiền vệ công, Hồng Sơn dù chỉ cao 1,67m nhưng bù lại anh có kỹ năng che bóng, vờn bóng và rê bóng tuyệt vời. Hồng Sơn có thể chơi tốt bằng cả hai chân, những cú vuốt má ngoài, những đường chuyền điểm rơi, những pha lắc người vặn sườn đối thủ đã không ít lần làm nức lòng người hâm mộ.

Tại ĐT Việt Nam thời kỳ đó, bất kỳ huấn luyện viên nào khi ngồi vào chiếc ghế nóng đều xây dựng lối chơi của mình xung quanh huyền thoại bóng đá Việt Nam, Nguyễn Hồng Sơn. Đây là vị thế mà ngay cả Huỳnh Đức hay Công Vinh đều không thể có được.

Trần Công Minh

Nhân vật cuối cùng góp mặt trong danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam của nhà cái Fun888 là Trần Công Minh, một trong những cầu thủ lừng danh của bóng đá VN trong thập niên 1990. Anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu từ năm 1991 và nhanh chóng được gọi lên đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Trong màu áo Binh đoàn Rồng Vàng, Trần Công Minh đã góp công lớn vào việc giành vị trí Á quân tại Tiger Cup 1998 và tấm HCB Sea Games 1995.

huyen-thoai-bong-da-viet-nam-tran-cong-minh

Trần Công Minh (phải)

Ở cấp độ CLB, Trần Công Minh giành được nhiều danh hiệu vô địch V-League với các CLB như Bình Định, Hà Nội, và Hoàng Anh Gia Lai. Năm 1995, anh được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất V-League.

Trần Công Minh được biết đến với tốc độ và kỹ thuật cá nhân điêu luyện, cùng với khả năng sút xa và đá phạt cừ khôi. Anh là một trong những huyền thoại bóng đá Việt Nam trong những năm 1990 và được nhiều người hâm mộ yêu quý.

Như vậy là ở phần đầu của bài viết, Fun88vie TV đã điểm qua cho bạn những cái tên xuất sắc nhất thuộc thế hệ vàng bóng đá Việt Nam vang bóng một thời. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về danh sách các cầu thủ Việt Nam từng ra nước ngoài thi đấu.

Danh sách những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu

Bên cạnh Quang Hải, đã có không ít cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu kể từ thời điểm hội nhập những năm 90 nhưng không phải ai cũng gặt hái được thành công như mong đợi.

Lê Huỳnh Đức

Lại là cái tên quen thuộc Lê Huỳnh Đức. Huyền thoại Việt Nam chính là người đầu tiên trong danh sách những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu.

Anh cập bến giải VĐQG Trung Quốc vào năm 2001 để chơi cho câu lạc bộ Chongqing Lifan trong vòng 4 tháng. Ngày đó, để có được sự phục vụ của chân sút khét tiếng nhất Việt Nam, CLB Trung Quốc đã phải đổi 3 cầu thủ theo chiều ngược lại cho đội bóng Ngân hàng Đông Á và hơn 60 xe đặc chủng cho Công an TP.HCM. Ở đất nước tỷ dân, Huỳnh Đức có được cho mình 4 bàn thắng.

Lê Công Vinh

Lê Công Vinh ký hợp đồng ngắn hạn với Consadole Sapporo (Nhật Bản) sau khi chơi cho Leixoes (Bồ Đào Nha) năm 2009. Dù chỉ thi đấu tại giải VĐQG Nhật Bản trong vòng 4 tháng nhưng Công Vinh là cầu thủ Việt Nam thành công nhất tại đây.

Anh ra sân 11 trận tại J.League 2 và Emperor’s Cup, ghi 4 bàn và 2 lần kiến tạo. Consadole Sapporo thậm chí còn đề nghị Công Vinh ký hợp đồng 2 năm nhưng anh đã chọn trở lại Việt Nam thi đấu.

Đặng Văn Lâm

nhung-cau-thu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-thi-dau-dang-van-lam

Đặng Văn Lâm trong màu áo Cerezo Osaka

Thủ môn số 1 của ĐT Việt Nam hiện tại cũng nằm trong top những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Nếu Công Vinh là cầu thủ Việt Nam đầu tiên sang Nhật thi đấu thì thủ môn Đặng Văn Lâm là cái tên Việt Nam đầu tiên khoác áo một CLB tại J.League 1. Đó chính là Cerezo Osaka.

Văn Lâm cũng là cầu thủ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại với các bản hợp đồng được ký kết dài hạn thay vì chỉ có thời hạn một năm như đa số các trường hợp hiện nay.

Năm 2018, Muangthong United (Thái Lan) đã chi ra tới 500.000 USD để đổi lấy sự phục vụ của Văn Lâm từ Hải Phòng trước khi anh gia nhập Cerezo Osaka.

Nguyễn Công Phượng

Công Phượng là người duy nhất trong danh sách những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu từng khoác áo 3 CLB chuyên nghiệp ở 3 quốc gia khác nhau ngoài Việt Nam. Anh đã có tổng cộng 20 lần ra sân trong màu áo của Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc) và Sint Truidense (Bỉ).

Nhưng dấu ấn của Messi Việt Nam để lại khá nhạt nhòa. Khi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ thi đấu, anh thường xuyên phải làm bạn với băng ghế dự bị. Cho đến nay, tiền đạo này mới chỉ ghi được 1 bàn thắng.

Đoàn Văn Hậu

nhung-cau-thu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-thi-dau-doan-van-hau

Đoàn Văn Hậu có thời gian khoác áo CLB Heerenveen (Hà Lan)

Đoàn Văn Hậu sang châu Âu chơi bóng cho CLB Heerenveen. Đội bóng tại giải VĐQG Hà Lan tạo mọi điều kiện để Văn Hậu trải nghiệm bầu không khí bóng đá đỉnh cao tại lục địa già nhưng đáng tiếc chấn thương cùng dịch Covid 19 đã chỉ cho Văn Hậu được 4 phút thi đấu trước khi trở về lại Việt Nam.

Lương Xuân Trường

Cũng giống người đồng đội Công Phượng, Trường Híp là một trong những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu từng khoác áo 3 CLB ở Hàn Quốc và Thái Lan. Anh cũng là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở nước ngoài 2 năm liên tiếp.

Và cũng như Văn Hậu, Công Phượng, Xuân Trường không được trao nhiều cơ hội ra sân. Ngay cả khi khoác áo Buriram United của Thái Lan, Xuân Trường cũng chỉ ra sân 9 trận, ghi 1 bàn và 1 pha kiến tạo.

Nguyễn Tuấn Anh

Chuyến xuất ngoại của Tuấn Anh tại Yokohama FC (Nhật Bản) năm 2016 giờ chỉ còn là ký ức xa xăm. Tiền vệ quê Thái Bình chỉ xuất hiện trong hai trận đấu ở Cúp Hoàng đế và ghi được một bàn thắng. Tuấn Anh không có bất kỳ trận đấu nào tại giải VĐQG Nhật Bản.

Nguyễn Quang Hải

nhung-cau-thu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-thi-dau-nguyen-quang-hai

Nguyễn Quang Hải đang thi đấu tại Ligue 2 với PAU FC

Hải con là cầu thủ cuối cùng trong danh sách những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu và bến đỗ của tiền vệ tài hoa này là PAU FC (Ligue 2 của Pháp). Đáng tiếc, thời điểm hiện tại, ngôi sao của ĐT Việt Nam vẫn không tạo được nhiều dấu ấn và thời gian của anh tại đất nước hình lục lăng đang dần cạn kiệt.

Như vậy là Fun88vie TV vừa điểm qua cho bạn danh sách thế hệ vàng bóng đá Việt Nam cùng với đó là những cầu thủ Việt Nam từng ra nước ngoài thi đấu. Hy vọng, bài viết đem đến cho bạn đọc nhiều giá trị hữu ích và nếu yêu thích những chủ đề như thế này, đừng quên lưu lại Fun88vie.tv và ghé thăm trang web của chúng tôi thường xuyên nhé!

Bài viết liên quan

Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Giải đáp tất tần tật Chelsea vô địch C1 bao nhiêu lần?

Chelsea vô địch C1 bao nhiêu lần? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều fan hâm mộ bóng đá quan tâm khi nói về một trong những câu lạc bộ hùng mạnh nhất của đảo quốc sương mù. Và đó cũng là chủ đề chính mà Fun88126 muốn […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Bật mí cách soi tỉ lệ kèo bóng đá Anh chắc chắn nhất

Có thể nói, giải bóng đá Anh luôn được biết đến là một trong những giải đấu hấp dẫn nhất thế giới. Đến với giải đấu này, người hâm mộ sẽ được chiêm ngưỡng các trận cầu đỉnh cao, những pha bóng kinh điển và các cầu thủ xuất sắc. […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Banthang TV – Trang web xem bóng đá chất lượng nhất hiện nay

Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, việc theo dõi bóng đá không chỉ qua truyền hình cáp hoặc TV mà còn trên các thiết bị di động. Bởi không phải ai cũng có thời gian để ngồi trước TV để xem bóng đá hết cả ngày. Hiểu […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

El Clasico là gì? Mọi điều cần biết về El Clasico từ A đến Z

Dù cho La Liga không thể so bì được với Premier League về độ hấp dẫn, nhưng ở giải đấu này luôn có một trận chiến khiến cả giới mộ điệu si mê và chờ đợi, đó chính là El Clasico. Trận chiến này luôn là trận đấu được trông […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

‘Hủy diệt’ SLNA 3-0, fan TP.HCM lên tiếng: ‘Hãy đợi đấy HAGL, cuộc đua vô địch của chúng ta giờ mới bắt đầu’

TP.HCM đã chấm dứt chuỗi trận toàn thua sau chiến thắng 3-0 trước SLNA. Khá nhiều cổ động viên Sài thành đã giành những lời khen có cánh cho đội nhà.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Sợ 1 ngày Tuchel bị bắt bài

Không quá khi nói rằng Chelsea của hiện tại đang trình diễn lối đá hiệu quả và đẹp mắt nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, người vẫn nói The Blue thường chơi bùng nổ mỗi khi thay tướng và sau đó là sự đi xuống khó hiểu. 

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Bailly giận dỗi, đòi rời MU vì cho rằng đội bóng thiếu tôn trọng mình!

Nội bộ MU chưa được yên ổn bao lâu thì lại gặp sóng gió khi Bailly không chấp nhận đàm phán gia hạn hợp đồng với MU.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Chơi bạc nhược, CĐV MU đòi tống khứ ngay 1 cái tên

Màn trình diễn tệ hại của tiền vệ người Brazil là một trong những nguyên nhân khiến cho Quỷ đỏ phải dừng bước ở FA Cup.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Kai Havertz: “Tuchel nói rằng tôi chỉ có 3 trận để chứng minh”

Sau khi chứng kiến ​​đội bóng của mình giành được 8 chiến thắng sau 11 trận kể từ khi nắm quyền, Thomas Tuchel đã nhấn mạnh rằng chiến thắng gần đây nhất của Chelsea trước Everton là hoàn toàn xứng đáng, và đặc biệt khen ngợi một cầu thủ về màn trình diễn xuyên suốt trận đấu.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Maradona ghi bàn bằng tay với kỳ quan “Bàn tay của chúa”

Khoảnh khắc Maradona bậc cao và dùng tay đưa bóng vào lưới đội tuyển Anh là một trong những khoảnh khắc kinh điển của lịch sử các vòng chung kết World Cup. Argentina của cậu bé vàng đã lên ngôi tại giải đấu năm 1986 nhưng những hệ lụy của […]

Tìm hiểu thêm